Tin mới

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng

Răng trẻ em rất quan trọng. Nếu răng của trẻ bị sâu quá sớm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của hàm răng và răng vĩnh viễn về sau của trẻ. Hơn nữa, quá trình điều trị sâu răng ở trẻ em rất tốn kém cả về chi phí và thời gian, gây đau đớn và khó chịu cho trẻ đồng thời có những nguy cơ biến chứng khó lường kèm theo.

Bài viết liên quan: niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em 
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em 

Sâu răng sữa 

Răng sữa rất dễ bị sâu do men răng còn mỏng, dễ bị vi khuẩn ăn mòn. Những vết sâu trên răng sữa phát triển rất nhanh và có thể nhanh chóng ăn sâu vào tủy nếu không điều trị kịp thời, ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn sau này. 

Nếu các bé có hiện tượng nhức răng, răng có điểm vàng nâu, trắng đục thì các mẹ nên cho bé tới gặp nha sĩ để kiểm tra và điều trị ngay vì rất có thể răng bé đã bị sâu, thậm chí là sâu tới tận tủy gây ra đau nhức. 

Sâu răng do bú bình 

Bú bình, uống nước trái cây cả ngày là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị sâu răng dù các mẹ vẫn khăng khăng là trẻ không hề ăn đồ ngọt. Lý do là trong sữa và nước trái cây có lượng đường khá cao, dễ gây sâu răng khi đường được tích tụ thời gian dài trong răng. 

Sâu răng do bệnh viêm nướu 

Một trong những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em nữa đó là do bệnh viêm nướu. Ăn vặt nhiều, không đánh răng trước khi đi ngủ sẽ rất dễ gây bệnh viêm nướu ở trẻ. Biểu hiện của bệnh là nướu răng bị chảy máu khi đánh răng, có màu đỏ, sưng phồng,… Nguyên nhân chính là do vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám trên răng phát triển dần qua thời gian tác động tạo nên vết viêm, lâu dần sẽ sinh ra sâu răng ở trẻ. 

Sâu răng do thức ăn 

Các loại thức ăn là kẻ thù của bệnh răng miệng có rất nhiều, trong đó đặc biệt phải kể đến những thực phẩm có nhiều chất đường như:bánh, kẹo, nước ngọt, trà sữa, sữa,… 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng 

Bình thường bệnh sâu răng có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 đến 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng. Khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm đầu thì bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy. Khi lỗ sâu còn nông thì không đau. Chỉ đến khi lỗ sâu lớn, ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ. 

Phòng chống sâu răng ở trẻ như thế nào? 

Vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách 

Đây là một trong những cách phòng chống sâu răng ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, hãy lấy một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ. 

Từ 3 tuổi trở đi, phụ huynh có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng thói quen tự chăm sóc răng miệng cho trẻ. 

Chọn kem đánh răng phù hợp 

Phụ huynh nên chọn loại kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Chẳng hạn từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên đánh răng cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc kem đánh răng không có chứa fluor vì ở giai đoạn này trẻ không biết nhổ kem đánh răng. 

Chế độ ăn uống 

Ngoài vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống cũng là một trong những cách phòng chống sâu răng ở trẻ em mang lại hiệu quả cao. Cần hạn chế cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là các chất đường, bột dính như bánh kẹo, nước ngọt… Cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng tốt cho răng và nướu như rau quả, trái cây tươi, phô mai…để hạn chế nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em.

Bài viết được trích nguồn tại: https://phauthuatvauhamtren.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top