Hầu hết các bệnh nhân khi đi chỉnh nha đều gặp phải tình trạng răng và xương hàm mất cân đối. Mức độ có thể nhiều hay ít khác nhau nhưng đều gây nên hiện tượng răng bị lệch lạc, khấp khểnh, mọc chen chúc lên nhau. Trong những trường hợp đó, bác sĩ buộc phải tiến hành nhổ răng để nới rộng khoảng cách, giúp việc đeo niềng đạt được hiệu quả như mong đợi.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng, nếu tình trạng răng mọc không quá dày thì các bác sĩ sẽ cân nhắc để bảo tồn số lượng răng, lựa chọn những phương pháp hạn chế phải nhổ răng.
Đối tượng niềng răng không nhổ răng
Trẻ ở độ tuổi đang phát triển: Trẻ em ở độ tuổi này thường thì xương hàm đang phát triển và có sự can thiệp nong rộng xương hàm. Vì vậy, răng vẫn còn những khoảng trống để di chuyển mà không cần phải nhổ răng. Thực hiện niềng răng ở giai đoạn này mang lại hiệu quả cao hơn.
Niềng răng thưa: Đối với những trường hợp răng có kẽ hở ở giữ những chiếc răng thì nên niềng răng để che lấp đi những khoảng trống mất tính thẩm mỹ. Trẻ em bị móm nhẹ có thể bọc răng sứ cho răng móm không?
Trường hợp người có vòm hàm rộng: Đối với trường hợp này nên niềng răng không nhổ răng để di chuyển các răng về vị trí phù hợp hơn.
Niềng răng không nhổ răng như thế nào?
Theo thống kê, có đến 90% ca niềng răng phải nhổ răng, trừ một số trường hợp của răng thưa. Bởi niềng răng mà không nhổ răng thì rất khó để cho hiệu quả cao được. Tuy nhiên, với phương pháp niềng răng không nhổ răng hiện đại, lo ngại này dường như được trút bỏ. Theo đó, quý khách hàng trải qua quá trình niềng răng với những bước sau đây:
Bước 1: Bác sĩ thăm khám và chụp phim đầy đủ để nắm được tình trạng toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm,… Từ đó có thể nhận định được tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị tương ứng.
Bước 2: Căn cứ vào kết quả thăm khám và chụp Xquang, bác sĩ tiến hành lên phác đồ hỗ trợ điều trị, dự đoán tiến trình răng di chuyển qua từng giai đoạn.
Bước 3: Bác sĩ lấy dấu hàm bằng thạch cao để phục vụ cho việc thiết kế mắc cài phù hợp với từng bệnh nhân.
Bước 4: Sau vài ngày đợi thiết kế mắc cài, bệnh nhân tái khám để gắn mắc cài, bắt đầu quá trình niềng răng. Một vài trường hợp có thể cần sử dụng thêm khí cụ hỗ trợ chỉnh nha như thun liên hàm, mini vis implant…
Bước 5: Cứ khoảng 3 - 4 tuần/lần, bệnh nhân tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực kéo của mắc cài sao cho phù hợp giúp răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Bài viết trích nguồn tại: https://implantnhakhoathammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt