Tin mới

Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Bọc răng sứ bị cộm - Các nguyên nhân nên tránh

Bọc răng sứ bị cộm là tình trạng thường gặp sau khi phục hình răng. Điều này khiến người bệnh luôn ở trong tình trạng đau nhức, khó chịu, ăn uống bị ảnh hưởng, lâu ngày còn có thể gây nên các bệnh lý răng miệng. Biết được nguyên nhân sẽ giúp tìm được cách khắc phục hiệu quả nhất.

Nguyên nhân bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ là phương pháp giúp khắc phục cho những ca như răng bị sứt mẻ, bể vỡ, răng ố vàng… Bằng việc mài nhỏ những chiếc răng thật tạo thành cùi răng và sử dụng mão sứ có màu sắc, hình dáng tương đồng như một chiếc răng chụp lên cùi răng đã mài, che lấp đi các khuyết điểm của răng.

Cạo vôi răng không sạch khiến bọc răng sứ bị cộm*

Quá trình này giúp bảo tồn răng thật, cải thiện chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn có những tường hợp bọc răng sứ bị cộm, không đạt được kết quả như mong muốn mà nguyên nhân là do:

- Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật, quy trình tiến hành không chính xác.

- Ngày nay, khi công nghệ phát triển, việc lấy dấu hàm răng được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các trang thiết bị máy tính, cho những thông số chính xác, thì mặt khác, một số nha khoa vẫn làm việc này bằng dụng cụ thông thường. Do đó, việc thiết kế mão răng sứ lệch với kích thước cùi răng.

- Việc không vệ sinh kỹ vôi răng và điều trị hết bệnh lý răng miệng trước khi phục hình răng sứ khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, gây nên cộm cấn, khó chịu.

- Thao tác mài răng không chuẩn xác, không đúng kích cỡ làm cho mão sứ khi gắn lên cùi răng không sát khít với nhau. Bác sĩ không tiến hành điều chỉnh, răng mài lổm chổm, răng thật bị xâm lấn làm cùi răng yếu dần đi, tuổi thọ của răng sứ cũng giảm nhanh chóng.

Cách khắc phục bọc răng sứ bị cộm

Khi gặp phải trường hợp sau khi bọc răng sứ bị cộm, người bệnh cảm thấy rất khó chịu, không chỉ trong việc ăn uống, mà nó còn ảnh hưởng đến tinh thần của bạn trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì răng sứ bị cộm hoàn toàn có thể khắc phục được.

Răng sứ bị cộm gây đau nhức*

Bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân và tiến hành khắc phục nhanh chóng. Sau đó sẽ tháo mão sứ cũ ra, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, mài cùi răng nhẵn mượt hơn trước. nếu mão sứ không khít với cùi răng có thể làm lại mão sứ mới và gắn lại một cách chính xác hơn.

Tại các nha khoa uy tín, để có quá trình phục hình lại răng sứ hiệu quả, thường sẽ dựa vào sự hỗ trợ của công nghệ CAD/CAM tiên tiến nhất hiện nay cho toàn bộ quá trình thiết kế răng sứ. Chúng có khả năng phân tích cách chi tiết về màu sắc, kích cỡ, vị trí răng cần bọc để cho ra những chiếc răng sứ có độ tương đồng cao như răng thật của bạn.

Bọc răng sứ bị cộm sẽ không còn là nỗi lo lắng nếu bạn chọn một nha khoa đáng tin cậy để thực hiện. Trình độ bác sĩ giỏi cùng máy móc hiện đại sẽ giúp hạn chế được những biến chứng không mong muốn.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Bọc răng sứ bị cộm - Các nguyên nhân nên tránh 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top